Mất ngủ: nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Mất ngủ: nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị

Đối với sức khỏe của mỗi người, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp não bộ và cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày dài với rất nhiều hoạt động. Vì thế, khi mất ngủ thường xuyên bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấc ngủ sâu giúp cơ thể có điều kiện điều hòa lại quá trình chuyển hóa. Điều trị mất ngủ kéo dài tương đối khó so với điều trị các rối loạn giấc ngủ khác. Mất ngủ được chẩn đoán khi người bệnh than phiền không ngủ được, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, các triệu chứng này kéo dài ít là 3 tháng.

1. Nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên là gì

1.1. Quá căng thẳng

Khi phải trải qua trạng thái căng thẳng trong thời gian dài con người rất dễ rơi vào trạng thái giận dữ, kích động hoặc thu mình lại, mất khả năng tập trung. Cứ như vậy vô tình tạo áp lực lên hệ thần kinh và kết quả chính là hiện tượng mất ngủ thường xuyên.

1.2. Sử dụng quá nhiều caffeine

Để tiêu thụ hết một lượng caffeine nhất định, hệ tiêu hoá cần một khoảng thời gian 45 phút - 1 giờ sau đó nó sẽ mất khoảng vài giờ để đào thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là lý do khiến cho một người khi uống cà phê vào sẽ thấy tỉnh táo và hưng phấn hơn trong vài tiếng liền. Tuy nhiên, nếu thường xuyên dùng chất này thì rất dễ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái kích thích và mất ngủ.

1.3. Có vấn đề về sức khỏe tâm thần

Giấc ngủ có mối liên quan mật thiết với sức khỏe tâm thần nên khi sức khỏe tâm thần có vấn đề sẽ xảy ra tình trạng thường xuyên mất ngủ. Điển hình cho rối loạn sức khỏe tâm thần có thể kể đến như: stress, lo âu, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,...

1.4. Một số nguyên nhân khác

Trong một số trường hợp, tình trạng mất ngủ thường xuyên sẽ không quá đáng lo ngại khi nó xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Tuổi tác: tuổi tác càng lớn thì thời gian ngủ càng ít, giấc ngủ không sâu nên hay bị mất ngủ.

- Tác dụng phụ của thuốc Tây: một số loại thuốc Tây được dùng để điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn giấc ngủ. Điển hình trong đó phải kể đến: thuốc dị ứng, thuốc giảm đau,...

- Mắc các bệnh lý mạn tính: điển hình là bệnh viêm khớp, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,... khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu vào ban đêm nên giấc ngủ khó đến và không ngon giấc.

2.Tác hại của mất ngủ là gì?

Mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mãn tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến:

- Người bị mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.

- Hệ miễn dịch của người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ cũng kém hơn so với người bình thường.

- Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.

- Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Người bị thiếu ngủ thường có làn da khô ráp, dễ lão hóa, vết thương trên da cũng khó lành hơn.

- Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm.

- Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém lành mạnh gây tăng cân.

- Người ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

3. Điều trị mất ngủ như thế nào?

Có 2 cách chữa mất ngủ chính là chữa mất ngủ không dùng thuốc và chữa mất ngủ có sử dụng các loại thuốc Đông hoặc Tây y, thuốc Nam.

Một số biện pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc bạn có thể áp dụng bao gồm:

- Áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.

- Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày.

- Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, trà mộc lan,…

- Vệ sinh giấc ngủ khoa học (tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian yên tĩnh,…).

- Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.

- Massage trước khi ngủ.

- Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ.

- Sử dụng các loại tinh dầu giúp ngủ ngon, cải thiện chứng mất ngủ.

Một số loại trà có công dụng giúp an thần, ngủ ngon, hỗ trợ trị bệnh mất ngủ như Trà Sam Hồng

Nếu áp dụng các biện pháp chữa bệnh mất ngủ không dùng thuốc nhưng vấn đề không được cải thiện, bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Điện não đồ hay điện cơ là các kỹ thuật có thể giúp phát hiện nguyên nhân gây mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ. Khi điều trị, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hỗ trợ bạn dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc hơn.

TAGS: Mua Trà Sam Hồng tại Trà Vinh, Mua Trà Sam Hồng tại Vĩnh Long, Mua Trà Sam Hồng tại Cần Thơ, Mua Trà Sam Hồng tại Sóc Trăng, Mua Trà Sam Hồng tại Tiền Giang, Mua Trà Sam Hồng tại Long An, Mua Trà Sam Hồng tại Đồng Tháp, Mua Trà Sam Hồng tại An Giang, Mua Trà Sam Hồng tại Kiên Giang, Mua Trà Sam Hồng tại Bạc Liêu, Mua Trà Sam Hồng tại Cà Mau.

0333738939