Giảm cân nhanh chóng với chế độ ăn keto

Giảm cân nhanh chóng với chế độ ăn keto

Chế độ ăn Keto đang trở thành từ khóa được nhiều cô nàng tìm kiếm để làm đa dạng hơn thực đơn ăn kiêng. Ngoài tác dụng cải thiện vóc dáng, nhiều nghiên cứu còn chứng minh keto cũng rất tốt cho sức khỏe tổng thể.

Tại Việt Nam, ăn kiêng Keto đang được giới trẻ tin tưởng áp dụng. Thực đơn keto sẽ mang đến những lợi ích gì cho sức khỏe và vóc dáng của bạn? Hãy cùng Ehomepire tìm hiểu!

Chế độ ăn Keto là gì?

Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều sử dụng đường trong máu từ carbohydrate (như ngũ cốc, các loại củ, đậu, rau và trái cây) làm nguồn năng lượng chính. Chế độ Keto buộc cơ thể bạn phải sử dụng nguồn năng lượng đến từ nguồn khác đó là xeton – một loại nhiên liệu mà gan sản xuất từ chất béo dự trữ trong cơ thể. Đây được gọi là quá trình ketosis, xảy ra khi:

  • Cơ thể bạn nạp vào rất ít carbohydrate (carb), ít hơn 20-50 gam mỗi ngày. Và thường mất vài ngày sau đó để đạt đến trạng thái ketosis.
  • Một khi bạn đạt đến trạng thái ketosis, hầu hết các tế bào sẽ sử dụng các thể xeton để tạo ra năng lượng cho đến khi chúng ta bắt đầu ăn lại carbohydrate.
  • Quá trình này phụ thuộc vào cơ thể từng cá nhân và cần một chế độ ăn uống hạn chế để nó có thể diễn ra.

Không có một chế độ ăn keto tiêu chuẩn với một tỷ lệ cụ thể các chất dinh dưỡng đa lượng (carb, protein, chất béo). Bởi vì trong chế độ ăn Keto giảm rất thấp lượng carbohydrate nên nó rất giàu protein và chất béo. Nó thường bao gồm nhiều thịt, trứng, xúc xích, pho mát, cá, các loại quả hạch, bơ, dầu, hạt và rau… Các chế độ ăn Keto phổ biến cho thấy trung bình có 70-80% chất béo từ tổng lượng calo hàng ngày, 5-10% carbohydrate và 10-20% protein.

Chế độ ăn ketogenic đã được chứng minh là tạo ra những thay đổi chuyển hóa có lợi trong thời gian ngắn hạn. Cùng với việc giảm cân, các chỉ số sức khỏe liên quan đến việc thừa cân hay béo phì đã được cải thiện, chẳng hạn như tình trạng kháng insulin, huyết áp cao, tăng cholesterol và triglyceride.

Chế độ ăn kiêng Keto cũng đã được chứng minh là cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn.

Lợi ích của chế độ ăn Keto

Để hiểu vì sao phương pháp Keto được nhiều người tin tưởng áp dụng, bạn hãy điểm qua 3 lợi ích nổi bật sau đây:

1. Ăn Keto giúp giảm cân

Giảm cân Keto là cách làm hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy các món ăn Keto giảm cân có ưu điểm vượt trội so với chế độ ăn ít chất béo thông thường. Các món ăn trong thực đơn Keto sẽ khiến bạn có cảm giác nhanh no hơn và giảm cảm giác thèm ăn. Chế độ ăn này giúp bạn tăng tiêu thụ calo do tác động trao đổi chất của việc chuyển đổi protein và chất béo thành glucose. Ngoài ra cũng giúp thúc đẩy giảm mỡ trong cơ thể.

Một nghiên cứu cho thấy người giảm cân Keto nhanh mang lại hiệu quả hơn so với cách giảm cân theo chế độ ăn nghiêm ngặt. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy người ăn kiểu Keto cũng giảm cân hiệu quả gấp 3 lần so với những người thực hiện chế độ ăn thường theo khuyến nghị của Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc.

Chế độ ăn Keto giúp cơ thể đốt cháy mỡ, giảm lượng calo và làm tăng cảm giác no hơn so với những thực đơn giảm cân khác.

2. Thực đơn Keto giảm cân giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Đối với những người bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2 và đặc biệt là đang ở tình trạng thừa cân, béo phì thì giảm cân sẽ là một phần trong kế hoạch điều trị của họ. Trong chế độ ăn Keto, hàm lượng carbohydrate được giảm xuống ở mức rất thấp, vì vậy giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy chế độ ăn low carb còn có thể cải thiện độ nhạy insulin lên đến 75% ở những người béo phì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau 2 tuần thử nghiệm – một con số khá ấn tượng. Người thực hiện chế độ ăn Keto có thể giảm đến 11,1kg cân nặng so với chỉ 6,9kg so với nhóm tiêu thụ nhiều carbohydrate. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, 95,2% nhóm thực hiện chế độ ăn kiêng này cũng có thể giảm hoặc dừng hẳn thuốc điều trị tiểu đường so với 62% ở nhóm tiêu thụ thức ăn nhiều carbohydrate.

Thực đơn Keto có thể làm tăng tính nhạy insulin, giúp giảm lượng mỡ tích trữ trong cơ thể, mang lại lợi ích rất tốt cho những người bệnh tiểu đường tuýp 2 hay tiền tiểu đường. Tuy nhiên lợi ích lâu dài của chế độ ăn này vẫn chưa được chắc chắn.

3. Ăn Keto hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng não

Não bộ cần có đủ glucose để hoạt động khỏe mạnh. Chế độ ăn Keto hạn chế tối đa việc dung nạp carbohydrate vào cơ thể. Trong khi Carbohydrate chính là nguyên liệu để cơ thể tổng hợp glucose. Sự thiếu hụt này khiến gan phải sản xuất glucose từ protein để cung cấp cho não. Tuy nhiên, một phần lớn bộ não của bạn cũng có thể đốt cháy xeton, được hình thành khi bạn bị đói hoặc khi lượng carb nạp vào cơ thể rất thấp. Đây là cơ chế đằng sau chế độ ăn Keto, được sử dụng để điều trị chứng động kinh ở trẻ em không đáp ứng điều trị bằng thuốc.

Một nghiên cứu cho thấy hơn 50% trẻ em thực đơn Keto có thể giảm hơn một nửa số cơn động kinh, trong khi 16% hoàn toàn chấm dứt hẳn căn bệnh. Ngoài ra, chế độ ăn này còn được nghiên cứu tác động đối với một số căn bệnh khác như Alzheimer và Parkinson.

Chế độ ăn Keto đã được chứng minh là có lợi trong việc điều trị chứng động kinh và đang được nghiên cứu về tác dụng đối với việc hỗ trợ một số tình trạng rối loạn chức năng não khác.

Cách xây dựng chế độ ăn Keto

Để xây dựng chế độ ăn Keto hiệu quả, lành mạnh bạn nhớ dựa trên nguyên tắc ít carbohydrate, nhiều chất béo, ưu tiên chất béo lành mạnh để lựa chọn những thực phẩm phù hợp.

1. Những thực phẩm bạn nên tránh

Dựa theo nguyên tắc nền tảng của chế độ ăn Keto, bạn nên tránh ăn những thực phẩm có lượng carbohydrate cao sau đây:

  • Đậu: Đậu Hà Lan, đậu thận, đậu lăng, đậu xanh…
  • Thực phẩm có nhiều đường: Soda, nước ép trái cây, sinh tố, bánh, kem, kẹo…
  • Các loại ngũ cốc hoặc tinh bột: Các sản phẩm từ lúa mì, gạo, mì ống, ngũ cốc…
  • Chất béo không lành mạnh: Hạn chế sử dụng dầu thực vật đã qua sử dụng hoặc mayonnaise…
  • Thức ăn nhanh: Đây thường là những thực phẩm đã qua xử lý và có rất nhiều carbohydrate.
  • Thức uống có cồn: Hàm lượng carbohydrate cao nên nhiều đồ uống có cồn có thể phá vỡ chế độ ăn kiêng của bạn.

Đa số các loại trái cây sẽ không nằm trong thực đơn Keto, ngoại trừ một số loại quả như bơ, dâu tây, việt quất…

2. Những thực phẩm bạn nên ăn

Bạn có thể xây dựng chế độ ăn Keto dựa theo những thực phẩm gợi ý sau đây:

  • Cá béo: Cá hồi, cá hồi, cá ngừ, cá thu…
  • Thịt: Thịt bò, xúc xích, thịt xông khói, thịt gà…
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạt chia…
  • Dầu tốt cho sức khỏe: Dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa và dầu bơ…
  • Phô mai: Các loại phô mai chưa qua chế biến như cream, cheddar, mozzarella…
  • Rau chứa hàm lượng carbohydrate thấp: Các loại rau xanh, cà chua, hành tây, ớt chuông…

Ngoài các nhóm thực phẩm kể trên, bạn có thể bổ sung thêm trứng luộc, chocolate đen, dâu… để làm món ăn vặt.

Thực đơn Keto có thể rất tốt cho những người thừa cân, béo phì hoặc bị rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, vận động viên chuyên nghiệp hoặc những ai đang muốn tăng cơ không nên thường xuyên sử dụng các món Keto giảm cân. Hoặc đặc biệt hơn là những người bị tiểu đường tuýp 2 đang điều trị insulin cũng cần lưu ý khi áp dụng chế độ ăn này để tránh tình trạng hạ đường huyết, cần tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Thực đơn Keto mẫu cho một ngày

Chế độ ăn Keto theo thực đơn mẫu này là ví dụ điển hình cho một ngày ăn kiêng theo chế độ Keto. Bạn có thể dựa vào nguyên tắc nền tảng của chế độ ăn này để thiết kế thực đơn hằng ngày cho mình.

– Bữa sáng: 2 quả trứng chiên với dầu olive hoặc dầu bơ, 1 lát cá hồi.

– Ăn giữa buổi sáng: Hạt hạnh nhân hoặc hạt điều.

– Bữa trưa: ức gà, ớt chuông, rau trộn dầu béo.

– Ăn giữa buổi chiều: phô mai

– Bữa tối: Thịt bò, rau cải, nấm.

Theo một chế độ ăn uống rất giàu chất béo có thể là một thách thức để duy trì. Các triệu chứng có thể có khi theo chế độ ăn này bao gồm đói, mệt mỏi, tâm trạng khó chịu, cáu kỉnh, táo bón, đau đầu … chúng có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Một số tác dụng phụ tiêu cực của chế độ ăn ketogenic lâu dài đã được nhắc đến, bao gồm tăng nguy cơ sỏi thận và loãng xương, tăng nồng độ axit uric trong máu (một yếu tố nguy cơ gây bệnh gút). Có thể phát sinh sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu không có nhiều loại thực phẩm được khuyến nghị trong chế độ ăn ketogenic.

Điều quan trọng là không chỉ tập trung vào việc ăn thực phẩm giàu chất béo mà phải bao gồm nhiều loại thịt, cá, rau, trái cây, quả hạch và hạt được cho phép hàng ngày để đảm bảo hấp thụ đủ chất xơ, vitamin B và khoáng chất (sắt, magiê, kẽm) – là các chất dinh dưỡng thường có trong thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt bị hạn chế trong chế độ ăn uống Keto này.

Bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lựa chọn phù hợp..Ngoài ra, bạn cũng đừng quên kết hợp việc tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý bên cạnh yếu tố dinh dưỡng để có thể duy trì được cơ thể khỏe mạnh nhé.

0333738939